Ngày nay, ăn chay không chỉ là vấn đề trong các tôn giáo; của những người giảm béo hay ăn kiêng. Mà ăn chay đã trở thành một trào lưu mới trên toàn thế giới. Nhiều người đã chọn ăn chay để thay thế cho các nguồn thực phẩm từ động vật. Vậy phương pháp ăn chay thế nào cho đúng và phát huy tối đa lợi ích cho sức khỏe?
Đối với người Phật tử tại gia
Phật tử tại gia ăn chay hay không; đối với giới luật Phật là không bắt buộc. Miễn rằng, Phật tử tại gia tu trì được giới cho tốt; biết bố thí, cúng dường, tu được các thiện hạnh như lời Đức Phật dạy thì mình vẫn có phước báu đầy đủ. Đương nhiên, nếu Phật tử tại gia do lòng từ bi; phát nguyện ăn chay nữa thì cũng rất tốt. Với tâm từ, thương yêu các sinh linh, loài vật mà chúng ta ăn chay thì rất tốt; cũng được công đức, phước báu thêm lên.
Đối với người xuất gia
Trong nhiều năm qua; nhân dân ta thường quan niệm những người xuất gia theo đạo Phật phải ăn chay, niệm Phật, không được ăn thịt của chúng sinh. Nhưng tư tưởng này không đúng với tư tưởng chính thống của đạo Phật. Thời Đức Phật còn tại thế, khi chư Tăng ôm bình bát đi khất thực; Đức Phật không bắt chư Tăng phải ăn chay. Mà Đức Phật dạy rằng: Các ông hãy tùy duyên khất thực; Phật tử tại gia họ tùy cúng thí cho mình thế nào, mình thọ thực như thế.

Phương pháp ăn chay
Ăn chay đủ chất để không kiệt sức
Về cơ bản, ăn chay là tốt nếu chúng ta biết kết hợp các loại thực phẩm sao cho phù hợp. Tuy nhiên, không ít người ăn không đúng cách dẫn đến suy nhược cơ thể; kiệt sức, ảnh hưởng đến sức khỏe. Nên ăn cho có đủ dinh dưỡng. Ăn đậu, ăn lạc, ăn vừng; những cái đó có thể có những dưỡng chất về đạm thay thế được thịt động vật. Chứ không phải chỉ mỗi rau muống chấm tương. Chúng ta cũng nên ăn phong phú một chút cho đủ dưỡng chất”
Để vẫn đủ sức học tập và làm việc, chúng ta nên ăn đa dạng các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật; như rau tươi, củ, quả tươi, ngũ cốc, các loại nấm tươi, các loại hạt như lạc, vừng, óc chó, mè đen… để cơ thể đầy đủ dưỡng chất và khỏe mạnh. Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên thay đổi thực đơn trong từng bữa ăn; sao cho phong phú vừa ngon, vừa đủ chất dinh dưỡng và mang lại lợi ích thiết thực cho bản thân.
Ăn chay ngày nào cho tốt?
Chúng ta thấy rằng ngày ăn chay phụ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh và sức khỏe của mỗi người. Chúng ta có thể lựa chọn chế độ ăn chay trường hoặc vào những ngày Trai; như ngày Rằm, mùng Một. Ngoài ra, nếu không thể ăn vào ngày Trai thì chúng ta có thể ăn chay vào những ngày khác.
Lợi ích của việc áp dụng đúng phương pháp ăn chay
Người thế gian thì lựa chọn ăn chay để tăng cường sức khỏe; tránh những căn bệnh bắt nguồn từ thực phẩm độc hại. Nhưng với người tu Phật, không đơn thuần là mong cầu sức khỏe, mà còn mang ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Với đạo Phật, ăn chay chủ yếu để thực hiện tâm từ bi là chính. Như chúng ta đã biết, ăn chay có rất nhiều lợi ích. Tuy nhiên, nếu ăn không đúng cách thì sẽ tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực; không tốt cho sức khỏe. Do đó, để tránh mắc phải những hiểu lầm không đáng có.
1. Bạn sẽ sống thọ hơn:
Theo một nghiên cứu gần đây của Đại học Loma Linda cho biết rằng; ăn chay giúp tuổi thọ chúng ta kéo dài hơn 7 năm, và những người ăn chay sống thọ hơn người ăn mặn đến 15 năm. Cùng với kết quả này, một tổ chức sức khoẻ ở Trung quốc kết luận rằng cứ một người Trung quốc ít ăn thịt và mỡ động vật thì giảm nguy cơ bệnh ung thư; bệnh tim mạch và những biến chứng mãn tính.
2. giúp bạn cứu lấy trái tim mình:
Bệnh tim mạch (cardiovascular disease) vẫn là căn bệnh hiểm nghèo đang hoành hành và giết chết bệnh nhân hàng loạt ở Mỹ. Tổ chức Tiêu chuẩn ăn uống ở Mỹ cảnh báo nghiêm trọng về bữa ăn chứa nhiều mỡ bão hoà và cholesterol từ thịt và sữa. Thay vào đó hằng ngày chúng ta phải tăng cường thực phẩm rau quả tươi. Thực tế trong cơ thể của người ăn chay thì hàm lượng cholesterol ít hơn người ăn mặn 14%.
3. Giảm nguy cơ bệnh ung thư:
Một kết quả của Trung tâm nghiên cứu bệnh ung thư của Đức tại Heidelberg (German Cancer Research Center in Heidelberg) cho biết rằng khả năng chống đỡ tế bào ung thư trong cơ thể người ăn chay mạnh hơn người ăn thịt cá rất nhiều. Nghiên cứu của trung tâm này còn cho hay thức ăn thực vật giúp cơ thể chống lại ung thư tuyến tiền liệt, ruột già và da.
4. Rau cải chế biến thành những món ăn đặc sắc:
Thịt và cá có khuynh hướng làm cho món ăn thiếu thẩm mỹ, tái sạm, và dễ ương thối; trong lúc rau đậu thì có nhiều màu sắc, trang trí đẹp và ngon thơm. Hương vị và màu sắc của rau cải mang lại cho món ăn nhiều kích thích, nhiều sinh tố kháng bệnh và lọc độc tố. Vì vậy món ăn càng nhiều màu sắc và nhiều loại rau củ thì càng giúp cơ thể của bạn gia tăng nhiều sinh tố tự nhiên, tăng khả năng miễn dịch và chống lại các loại bệnh tật.

5. Cân bằng trọng lượng cơ thể:
Người ăn chay luôn gọn gàng hơn người ăn mặn, khi ăn chay chúng ta giữ được trọng lượng của cơ thể một cách lâu dài. Cũng nhờ rau quả ít chất béo và calogy nên người ăn chay tránh được nạn béo phì, bệnh tim mạch, huyết áp và tiểu đường.
6. Giúp xương của bạn chắc khỏe:
Xương của một người phụ nữ ăn chay đến tuổi 65 thì giảm 18%; còn với một phụ nữ ăn mặn thì giảm gấp đôi, hiện tượng này là do protein trong cơ thể chúng ta quá thừa. Sự thừa protein làm cho cơ thể bài tiết nhiều chất canxi; khiến cho xương giòn và loãng. Protein từ thịt kể cả sản phẩm từ sữa mà chúng ta ăn vào là nguyên nhân làm cho máu trong cơ thể chúng ta tăng nồng độ a-xít; và để làm cân bằng trạng thái này cơ thể phải hút can-xi từ xương.
Vì vậy tốt hơn hết thay vì phải dùng đến can-xi từ sản phẩm sữa động vật thì người ăn chay nên dùng những loại rau cải có lá xanh đậm như bông cải xanh (broccoli) và những loại rau đậu khác. Ngoài ra những thức ăn từ những loại rau cải đậu bắp còn bổ sung hàm lượng calogy rất lớn, chúng là nguồn dưỡng chất hàng đầu.

7. Ăn chay giúp xóa đói:
Cứ dùng 15 pounds (1 pound = 0,45kg) thực phẩm để nuôi gia súc thì thu được 1 pound thịt; nhưng nếu đem hết số ngũ cốc đóđể chế biến làm thực phẩm cho người thì có thể đủ cho con người trên hành tinh này sinh sống. Hơn nữa, số đất dùng làm trại chăn nuôi thì quá lớn và quá phí thay vì dùng để trồng trọt canh tác. Theo tờ Soil and Water cho biết cứ một mẫu đất thì có thể sản xuất 50.000 pounds cà chua, hoặc 40.000 pounds khoai tây, hoặc 30.000 pounds cà rốt và chỉ được 250 pounds thịt bò.
8. Tránh được nhiễm độc:
Cũng theo EPA (Environment Protection Agency); gần 95% chất cặn bã của chất độc hóa học có trong khẩu phẩn thức ăn của chúng ta có gốc gác từ thịt cá và sữa. Thực tế cá có cả chất gây ung thư (PCBs, DDT) và kim loại nặng (thủy ngân, thạch tín, chì, cadmium). Những chất này không mất trong quá trình nấu nướng, chưng cất và đông lạnh. Sản phẩm thịt, cá và sữa cũng chứa nhiều chất steroid và hormone có hại.
9. Ăn chay tránh được chất nhiễm khuẩn:
Theo thông báo của Trung tâm Khoa học (Center for Science) của Mỹ; thì 25% thịt gà bán ở Mỹ đều nhiễm độc và nhiễm khuẩn gây bệnh. Còn tổ chức CDC ước tính khoảng 70% đến 90% gà có chứa vi khuẩn campylobacter (vi khuẩn chống lại kháng sinh), và có khoảng 5% bò có vi khuẩn E. coli O157: H7 (vi khuẩn gây nhiễm và tử vong), và gần 30% heo nhiễm khuẩn toxoplasmosis (nguyên nhân gây bệnh sán ký sinh).

10. Ăn chay tránh được bênh đau lưng:
Bệnh đau lưng bắt đầu không phải là do cột sống mà là do những động mạch bị sơ cứng; và sự thoái hóa cột sống cũng bắt nguồn từ đó. Thoát vị đĩa đệm có nghĩa là những sợi thần kinh cột sống bị chèn kẹp làm cho những động mạch quanh cột sống bị ứ trệ; khiến cho cột sống bị thoái hóa. Ăn chay bằng những thực phẩm rau cải đậu bắp giúp làm sạch cholesterol ứ đọng trong động mạch và giữ cho cột sống được khỏe mạnh.
11. Ăn chay nhuận trường:
Ăn nhiều rau quả có nghĩa là chúng ta đảm bảo được lượng chất xơ cho quá trình tiêu hóa và bài tiết. Thịt cá không có chất xơ. Những kết quả nghiên cứu ở bệnh viện Harvard và bệnh viện Brigham cho hay người ăn chay với nhiều loại rau quả; thì giảm 42% nguy cơ bệnh viêm túi thừa (diverticulity). Còn người ăn ít chất xơ thì có khuynh hướng táo bón, xuất huyết và co giật.
12. Điều hòa thân nhiệt:
Rau cải, ngũ cốc và đậu có chứa nhiều chất phytoestrogen; nó được xem là loại hormone làm cân bằng dao động sinh lý, cho nên những phụ nữ ăn chay thì trong thời kỳ mãn kinh ít bị mất ngủ; nóng nảy, mệt mỏi, dao động tâm lý; tăng cân và suy nhược.