Việc lau dọn bàn thờ vào ngày thường có thể qua loa, sơ sài vì lý do bận bịu làm ăn. Song vào những ngày Tết, công việc này được yêu cầu có sự chu đáo nhất định. Bàn thờ tết không chỉ là nơi mà mọi người bày tỏ tình cảm gia đình, huyết thống mà đó còn là nơi chúng ta gửi gắm những lời chúc may mắn và một năm mới an khang, thịnh vượng hơn.

Lau dọn bàn thờ Tết (bao gồm bao sái, rút tỉa chân hương)

Lưu ý khi bao sái

Người bao sái nên là đàn ông, gia chủ trong gia đình. Nếu trong nhà neo người / người đàn ông vô thần / người đàn ông không có sự nghiệp thì người phụ nữ có thể thay thế. Nhưng cần phải để thân thể sạch sẽ. Tránh bao sái khi đến kỳ. Trước khi bao sái nên tắm rửa sạch sẽ. Thay quần áo dài tinh tươm. Giữ cho thân thanh tịnh là tốt nhất.

Thời gian bao sái phù hợp:

  • 17/1/2020 (tức 23 âm)
  • Hoặc 23/1/2020 (tức 29 âm)
  • Thời gian tốt nhất: 6 giờ sáng đến 11:55 trưa hoăc 1 giờ chiều đến 5:55 tối
  • Nên tránh khung giờ 12 giờ đến 1 giờ trưa và sau 6 giờ tối.

Nếu làm vào ngày 23 âm, Xin lưu ý bao sái, tỉa chân hương lau dọn trước khi cúng Ông Công Ông Táo.

Các bước cơ bản lau dọn bàn thờ

Bước 1:

Trước khi lễ lau dọn nhà cửa sạch sẽ, mở toang các cửa trong nhà. Chuẩn bị đĩa hoa quả tuỳ tâm (trước cúng sau ăn cúng gì cũng được).
10 bông cúc vàng chia làm 2 bình cắm 2 bên. Rượu trắng và 1 củ gừng để vỏ giã nát + khăn sạch. (giã gừng và đổ rượu vào, ngâm khăn vào rượu ít nhất 30 phút trước khi lau dọn).

Bước 2:

Thắp 1 nén hương. Có thể chọn nhang trầm hương thêm phần tinh tế. Gửi lòng thành vào làn khói, khấn xin phép gia tiên / các quan thần linh / thần tài.
Thông báo xin được dọn dẹp bàn thờ xin các Ngài tạm lánh sang 1 bên để thực hiện việc dọn dẹp. Đợi hương tàn thì bắt đầu dọn.

Bước 3:

Hạ các đồ muốn lau dọn xuống
Xin lưu ý: TUYỆT ĐỐI KHÔNG HẠ HOẶC DI CHUYỂN BÁT HƯƠNG

Trong quan điểm dân gian, tuyệt đối không nên xê dịch hay hạ bát hương. Tránh âm phần bị động. Cần chuẩn bị bàn to và cao, phủ vải hoặc giấy đỏ để hạ đồ thờ cúng. Như bài vị, di ảnh, bình hoa, chén nước xuống. Để ngay ngắn toàn bộ đồ thờ cúng lên bàn). Không lau đồ trực tiếp trên bàn thờ. Dùng khăn sạch đã ngâm rượu gừng lau toàn bộ các đồ thờ. Sau đó dùng 1 khăn khô lau lại. Lau lần lượt từng món, không vội vàng.

Bước 4:

Tiến hành bao sái, rút tỉa chân hương. Rửa 2 tay sạch bằng rượu gừng. Dùng 1 tay giữ chặt bát hương xuống tránh cho bát hương bị xê dịch. Lấy khăn khô, chổi khô lau quét toàn bộ bụi trên miệng, xung quanh bát hương xuống bàn thờ.

Sau khi lau dọn, lấy 2 tay (XIN CHÚ Ý LÀ 2 TAY) rút tỉa từng chân hương 1 cho tới khi chân hương còn số lẻ 1 / 3 / 5 / 7 / 9. Thường bát hương thần linh cần để lại 5 chân hương (ngũ hành tề tụ). Bát hương khác để lại 3 chân hương (sinh tài).

Chỗ chân hương rút ra để lên bàn có phủ vải / giấy đỏ. Sau đó hoá hết chân hương đó đi, tro tàn gom lại thả ra sông có dòng chảy. Sau đó lấy 1 khăn sạch khô lau dọn tàn từ chân hương cũ rơi xuống. Rồi dùng khăn ngâm rượu gừng lau lại 1 lần xung quanh bát hương là hoàn thành. Lấy khăn khô lau và thu dọn hất toàn bộ bụi, tro trên bàn thờ xuống. Lấy 1 khăn sạch khác cũng đã ngâm rượu, lau lại toàn bộ bàn thờ. Sau đó lại dùng khăn khô lau lại 1 lần nữa.

Bước 5:

Đặt lại đồ thờ cúng, thay nước, thay chum gạo muối. Khấn xin thỉnh các Ngài về, báo cáo con đã xong việc.

Lưu ý ngoài lề khi dọn bàn thờ

Nếu nhà có bàn thờ Phật, tượng Phật, ảnh Phật xin lưu ý không dùng rượu để lau. Nên dùng khăn thấm nước sạch đã được ngâm cánh hoa hồng vàng để lau.
Nếu không có thì nước ngũ vị hương hay nước trắng bình thường. Việc bao sái không quá khó khăn. Chỉ cần chú ý tỉ mẩn, thành tâm và chậm rãi.

Bày trí lễ cúng thờ phụng gia tiên chu đáo trên bàn thờ

Bàn thờ tổ tiên, ở chính giữa đặt bát hương (tượng trưng cho tinh tú). Trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng (tượng trưng cho trục vũ trụ). Hai bát hương khác đặt ở bên trái và bên phải tạo nên tư thế tam tài. Hai góc ngoài bao giờ cũng có hai cây đèn dầu (hoặc nến) tượng trưng cho mặt trời bên trái và mặt trăng ở bên phải.

Trong gia đình Việt Nam ngoài việc chọn lựa vị trí trung tâm và cao ráo để đặt bàn thờ, người Việt còn chú ý xem hướng của ngôi nhà và tuổi của gia chủ để thấy nên đặt bàn thờ quay mặt về hướng nào là tốt nhất. Lễ vật dâng cúng thường bao gồm vài bộ quần áo, giấy tiền vàng mã cho các cụ. Một vài cái chung (ly nhỏ, thấp) và một bình trà. Đĩa hoa quả lớn đặt ở trung tâm bàn thờ. Một bình hoa lớn và một bình rượu ngon. Xung quanh, bày thêm bánh mứt cho cân đối và đẹp mắt.

Hoa để thờ cũng có nhiều loại, ví dụ hoa tươi hay hoa làm bằng giấy bạc. (một bạc, một vàng biểu tượng cho một âm một dương, âm dương giao hòa). Đối với hoa tươi, người Việt Nam thường sử dụng hoa cúc, hoa lay ơn, hoa mai, hoa đào trong cúng gia tiên ngày Tết.

Bàn thờ Ngày Tết
Bàn thờ Ngày Tết

Phong tục lau dọn, bày trí bàn thờ

Người Việt thường bắt đầu dọn dẹp bàn thờ sau ngày chạp mả (sau rằm tháng Chạp). Chùi rửa và đánh bóng lư đồng. Thay bát nhang, làm sạch bàn thờ, không để vướng bụi.

Nguyên tắc trình bày trên bàn thờ là “đông bình, tây quả”. Tức là mình đứng hướng bàn thờ nhìn ra rồi để bình bông ở tay phải. Mâm ngũ quả để bên trái. Bắt đầu từ tối 30, nhà nhà bắt đầu trưng bày mâm ngũ quả lên bàn thờ. Sáng 30 Tết, việc bày biện bàn thờ Tết phải được hoàn tất. Tuỳ theo điều kiện kinh tế hay văn hóa từng miền mà trên bàn thờ có thêm cặp dưa hấu xanh, gói thuốc lá, cặp bánh chưng hay bánh tét.

Lau dọn Bàn thờ Ngày Tết
Lau dọn Bàn thờ

Thắp nhang trầm hương thắp sáng bàn thờ

Việc thắp sáng cho bàn thờ cũng được bắt đầu từ ngày 30. Có nhà sử dụng loại hương cháy liên tục trong nhiều ngày. Với nhiều ý nghĩa biểu trưng như các vì tinh tú đang tỏa sáng, sự chăm lo ân cần của con cháu…
Hương khói còn tạo nên một không khí ấm cúng nơi gian thờ. Gắn kết tình cảm và ước nguyện hạnh phúc của mọi người trong một gia đình. Hương dùng cho những ngày Tết cũng thường là các loại hương có mùi thơm đặc biệt ví dụ như hương trầm. Mỗi dịp tết đến, những nén nhang trầm được cung kính dâng lên tổ tiên, cửu huyền thất tổ. Những nén nhang trầm với hương thơm dịu ngọt, thanh quý giúp cho không gian ấm cúng và thiêng liêng hơn bao giờ hết.

Thắp nhang trầm hương ngày Tết
Thắp nhang trầm hương ngày Tết

Vì sao nên dùng nhang trầm hương vào ngày Tết?

Thực ra, nén nhang nào cũng là nén nhang tâm linh. Đều đại diện cho những ý nguyện, tấm lòng của mình hướng về những đấng bề trên và đấng gia tiên. Tết là thời điểm mọi người thắp nhang cầu nguyện nhiều nhất. Con cháu đến thăm ông bà, thắp hương dâng lên tổ tiên. Mùi hương thoang thoảng, dịu ngọt nhưng để lại dấu ấn đậm sâu. Nghe mùi nhang trầm thì ắt hẳn ai ai cũng gợi lên trong suy nghĩ: mùi của ngôi nhà, mùi của tết và mùi của sự đoàn viên. Dùng trầm hương, thứ hương toát lên từ linh khí của đất trời vào nén nhang thường ngày như một sự tinh tế. Nhang trầm không phải là sự màu mè của thời đại mới mà là loại nhang truyền thống được truyền lại từ các bậc tiền nhân.

NƠI BÁN NHANG TRẦM HƯƠNG – UY TÍN

Mua các sản phẩm trầm hương nên tìm đến địa chỉ bán trầm uy tín, am hiểu và trực tiếp bán trầm hương mới có thể cung cấp sản phẩm tốt. Với Thiên Mộc Hương – Thương hiệu trầm hương Việt Nam duy nhất được nguyên thủ quốc tế công nhận. Cam đoan đây là nơi uy tín để bạn mua các sản phẩm về trầm hương. Các sản phẩm như vòng tay, nhang trầm hương,…

Nhang trầm hương thiên mộc hương
Nhang trầm hương thiên mộc hương

Trầm Hương – Thiên Mộc Hương Cam kết

  • An toàn cho Sức Khỏe.
  • 100% tự nhiên. Được chứng nhận bởi trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm thành phố Hồ Chí Minh (CASE).
  • Nói KHÔNG với trầm hương không rõ nguồn gốc.

Thiên Mộc Hương – Thương hiệu Nhang Trầm không thể bỏ qua khi bạn muốn tìm địa chỉ uy tín phân phối những sản phẩm trầm hương chất lượng.

Website: http://nhangtramhuongphatgiao.com/

Hotline: 0888.348.368

Địa chỉ: Hà Nội: 363 Kim Mã, Quận Ba Đình

Hồ Chí Minh: 71 Nguyễn Khắc Nhu, P. Cô Giang, Quận 1

Xem thêm: Nhang Trầm và những điều nổi bật. Vì sao nên sử dụng Nhang Trầm vào ngày Tết?

Trả lời

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.