Quy luật ngũ hành tương sinh tương khắc là sự chuyển hóa qua lại giữa Trời và Đất. Quy luật này tốn tại song hành, tạo nên sự sống và sự phát triển của vạn vật. Là nguyên lý cơ bản để duy trì sự sống của mọi sinh vật. Trong tương sinh sẽ tồn tại tương khắc, và ngược lại trong tương khắc luôn có sự tương sinh. Bài viét hôm nay chúng tat sẽ tìm hiểu quy luật tương sinh tương khắc sẽ ảnh hưởng thế nào trong phong thủy nhà ở. Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
I. Ngũ hành là gì?
Theo triết học cổ đại Trung Hoa, vạn vật trên trái đất đều được hình thành từ 5 yếu tố cơ bản: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Ở thế kỉ 12 trước công nguyên thời nhà Chu, ngũ hành đã được ứng dụng vào một Kinh Dịch. Cho đến nay, ngũ hành tương sinh tương khắc vẫn ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự vận động của con người.

Thuyết ngũ hành bao gồm các quy luật: mối quan hệ tương sinh, tương khắc, phản sinh, phản khắc. Tất cả các yếu tố này đều tồn tại song hành, dựa trên sự tương tác qua lại, tác động lẫn nhau. Không thể phủ nhận, cũng không thể tách rời yếu tố nào.
II. Quy luật ngũ hành tương sinh tương khắc
Ngũ hành tương sinh
Tương sinh là sự cùng thúc đẩy, cùng phát triển, hỗ trợ nhau. Tương sinh trong ngũ hành gồm hai phương diện là: cái sinh ra nó và cái nó sinh ra; hay còn được gọi là mẫu và tử. Nguyên lý của quy luật tương sinh hoạt động như sau:
- Kim sinh Thủy: Kim loại bị nung chảy ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra dung dịch ở thể lỏng.
- Thủy sinh Mộc: Nước là nguồn dinh dưỡng duy trì sự sống cho cây.
- Mộc sinh Hỏa: Cây khô là nguyên liệu để cơ bản lửa đốt cháy.
- Hỏa sinh Thổ: Lửa đốt cháy mọi thứ thành tro bụi, tro bụi vun đắp cho đất thêm màu mỡ.
- Thổ sinh Kim: Kim loại được hình thành từ trong lòng đất, qua hàng ngàn năm sẽ tạo thành quặng kim loại.
Ngũ hành phản sinh
Tương sinh là quy luật phát triển của ngũ hành tương sinh tương khắc. Tuy nhiên, cái gì cũng thế, sinh nhiều quá cũng trở thành hại. Nguyên lý hoạt động của quy luậ phản sinh như sau:
- Kim hình thành trong Thổ, nhưng Thổ quá nhiều sẽ khiến Kim bị vùi lấp sâu trong trong đất. Ngay trở ngại và khó khăn trong quá trình khai thác kim loại.
- Hỏa tạo thành Thổ nhưng Hỏa quá lớn quá nhiều thì Thổ cũng sẽ biến thành Than.
- Mộc sinh Hỏa nhưng Mộc nhiều thì Hỏa sẽ gây hại cho tự nhiên. Củi khô là nguyên liệu để đốt tạo ra lửa. Nếu quá nhiều củi sẽ tạo nên một đám cháy lớn, gây hại đến tài sản và tính mạng con người. Đồng thời phá hủy tự nhiên.
- Thủy cung cấp dinh dưỡng để Mộc sinh trưởng, phát triển nhưng Thủy quá nhiều thì Mộc sẽ bị cuốn trôi.
- Kinh sinh Thủy, nhưng Kim nhiều thì Thủy bị đục, ảnh hưởng đến các sinh vật ở nước dưới.
Ngũ hành tương khắc
Tương khắc là sự áp chế, sát phạt cản trở sinh trưởng và phát triển của nhau. Ngũ hành tương khắc có tác dụng duy trì sự cân bằng của các yếu tố tự nhiên. Trong quy luật ngũ hành tương khắc bao gồm 2 mối quan hệ: cái khắc nó và cái nó khắc. Nguyên lý của quy luật tương khắc là:
- Kim khắc Mộc: Kim loại sau khi rèn thành dao, kéo có thể chắt đổ cây cối
- Mộc khắc Thổ: Cây hút hết dưỡng chất, khiến đất trở nên khô cằn, không có sức sống.
- Thổ khắc Thủy: Đất hút nước, có thể ngăn chặn được dòng chảy của nước.
- Thủy khắc Hỏa: Nước sẽ dập được lửa.
- Hỏa khắc Kim: Ngọn lửa mạnh sẽ nung chảy được kim loại.
Ngũ hành phản khắc
Như đã nói trong quy luật ngũ hành tương sinh tương khắc, tương khắc tồn tại hai mối quan hệ cái nó khắc và cái khắc nó. Khi cái nó khắc có nội lực quá lớn ngược lại sẽ khiến nó bị tổn thương. Không còn khả năng khắc hành khác nữa, vì thế được gọi là quy luật phản khắc. Nguyên lý hoạt động của quy luật phản khắc như sau:
- Kim khắc Mộc, nhưng Mộc quá lớn sẽ làm Kim bị gãy hoặc hỏng.
- Mộc khắc Thổ, nhưng Thổ quá nhiều sẽ làm cho Mộc bị suy yếu
- Thổ khắc Thủy, nhưng Thủy quá lớn sẽ khiến Thổ bị sạt lỡ, bào mòn, cuốn trôi đi chất dinh dưỡng.
- Thủy khắc Hỏa, nhưng Hỏa nhiều thì Thủy sẽ cạn dần theo thời gian.
- Hỏa khắc Kim nhưng Kim nhiều thì Hỏa sẽ bị dập tắt.
III. Ý nghĩa ngũ hành tương sinh tương khắc trong phong thủy
Ngũ hành tương sinh tương khắc trong chọn hướng nhà
Sự vận hành của ngũ hành, nhằm duy trì sự cân bằng của vạn vật trong vũ trụ. Ứng dụng của thuyết ngũ hành tương sinh tương khắc được vận dụng một cách phổ biến trong đời sống như: y học cổ truyền, xây dựng kiến trúc, thời trang. Vì thế mà khi xây nhà, gia chủ cũng dựa vào quy luật này để xác định vị hướng nhà. Cụ thể như sau:
- Mệnh Kim hợp với hướng Tây, Tây Bắc, Tây Nam và Đông Bắc
- Mệnh Mộc hợp với hướng Đông, Nam và Đông Nam
- Mệnh Thủy hợp với hương Đông Nam, Bắc và Tây Bắc
- Mệnh Hỏa chỉ hợp với hướng chính Nam
- Mệnh Thổ hợp với hướng Đông Bắc và Tây Nam

Ngũ hành tương sinh tương khắc trong bố trí căn nhà
Bố trí căn nhà theo phong thủy mang lại cho gia chủ sự tự tin, nguồn năng lượng cho mọi việc luôn suôn sẻ. Phong thủy ngũ hành tương sinh tương khắc trong việc bố trí nhà bao gồm: chọn vật liệu, màu sắc, hướng bếp, bàn thờ,…
Chọn hướng để bố trí bếp hay hướng bàn thời bạn có thể tham khảo hướng ở phần trên. Riêng với việc chọn màu sắc để bày trí căn nhà phải sao cho vừa mang phong cách vừa hợp với phong thủy.
- Mệnh Kim: hợp với các màu như: vàng sậm, vàng nhạt, nâu đất, trắng, bạc
- Mệnh Mộc: thường hợp với màu xanh của lá, vàng đọt chuối và các màu liên quan đến nước như: đen, xanh dương
- Mệnh Thủy: màu sắc hợp với cung mệnh này là màu đen và xanh biển của mệnh. Đặc biệt là những màu của mệnh Kim như: trắng, bạc, vàng.
- Mệnh Hỏa: hợp với các màu như: đỏ, cam, hồng, tím, xanh lá cây và màu của gỗ.
- Mệnh Thổ: những gam màu nâu đất, đỏ, hồng, tím và vàng sậm là những màu sắc hợp với mệnh này.

Quy luật ngũ hành tương sinh tương khắc chiếm một vai trò quan trọng giúp cho cuộc sống cân bằng. Nó luôn tồn tại song song và tương hỗ lẫn nhau, do đó không nên quá lạm dụng để tránh gây ra những điều đáng tiếc. Dựa vào quy luật này cũng giúp bạn chọn được hướng nhà và bày trí căn nhà hợp với phong thủy của mệnh. Mang lại may mắn và bình an trong công việc cũng như cuộc sống.
Tham khảo thêm: Bảng ngũ hành tương sinh tương khắc