Ngũ hành là gì? Người xưa cho rằng, vạn vật trong vũ trụ đều do 5 loại nguyên tố cơ bản cấu thành. Sự phát triển, biến hóa, vận động của sự vật là kết quả của sự tác động tương hỗ từ ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Bằng cách quan sát, họ đã phát hiện ra quy luật vận động của các yếu tố này, từ đó ứng dụng vào trong đời sống để cuộc sống được hanh thông. Thuyết ngũ hành bao gồm các quy luật, mối quan hệ tương sinh, tương khắc, phản sinh, phản khắc. Tất cả các yếu tố này đều tồn tại song hành, dựa trên sự tương tác qua lại lẫn nhau, không thể phủ nhận, tách rời yếu tố nào.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta hay bắt gặp những câu hỏi như: Ngũ Hành là gì? Ngũ Hành tương sinh được hiểu như thế nào? Làm sao để biết Ngũ Hành tương khắc? Cần lưu ý gì trong Ngũ Hành tương sinh tương khắc? Đối với người xưa, bằng cách quan sát họ đã phát hiện ra quy luật vận động của các yếu tố này, từ đó ứng dụng vào trong đời sống để cuộc sống được hanh thông.
1. Ngũ hành là gì?
Học thuyết Âm Dương Ngũ Hành là gì? Là tư tưởng triết học hạt nhân của văn hóa Trung Quốc cổ đại. Sự vận động và phát triển của vạn vật trong thế giới đều chịu sự tương tác qua lại giữa âm và dương, từ đó hình thành nên các nguyên tố cơ bản là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Trong Ngũ hành này các yếu tố có mối quan hệ qua lại lẫn nhau (quan hệ tương sinh, quan hệ tương khắc), không thể tách rời, cũng không thể nói yếu tố nào quan trọng hơn yếu tố nào.

Ngũ hành là gì: Tất cả vạn vật đều phát sinh từ năm nguyên tố cơ bản và luôn trải qua năm trạng thái là: Hỏa, Thủy, Mộc, Kim và Thổ. Năm trạng thái này gọi là Ngũ hành. Sự biến hóa, vận động của sự vật là kết quả của sự tác động tương hỗ từ ngũ hành; Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Theo người xưa và bằng cách quan sát; họ đã phát hiện ra quy luật vận động của các yếu tố này, từ đó ứng dụng vào trong đời sống để cuộc sống được hanh thông.
Thực chất Ngũ Hành không phải là vật chất như cách hiểu đơn giản theo nghĩa đen trong tên gọi của chúng; mà đó là cách quy ước của người cổ đại để xem xét mối quan hệ của vạn vật trong mối tương quan thống nhất. Học thuyết Ngũ hành diễn giải vạn vật qua hai nguyên lý cơ bản còn gọi là Tương Sinh và Tương Khắc.
2. Thế nào là ngũ hành tương sinh tương khắc?
Năm nguyên tố và các nguyên lý cơ bản của Ngũ hành đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực hoạt động; cũng như một số quốc gia và vùng lãnh thổ như: Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore… từ thời cổ đại đến nay Ngũ Hành vẫn có sức ảnh hưởng trong hôn nhân và gia đình, âm nhạc, hội họa, kiến trúc, y học cổ truyền, quân sự…
Trong mối quan hệ Sinh thì Mộc sinh Hỏa; Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.
Trong mối quan hệ Khắc thì Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.
Bảng Nguyên Tố Ngũ Hành Tương Quan Trong Phong Thủy
Trong điều kiện lý tưởng, năm hành này cân bằng với nhau. Việc diễn giải và cân bằng ngũ hành đóng một vai trò trọng yếu trong việc thực hành thuật phong thủy. Ngũ hành luân chuyển theo một chu trình định sẵn. Về mặt tích cực, chúng giúp đỡ nhau để sinh trưởng gọi là tương sinh. Về mặt tiêu cực, các Hành này kình chống, chế ngự nhau gọi là tương khắc.

Tương sinh
Theo thứ tự Thủy Mộc Hỏa Thổ Kim với cách lý luận sau: Nước (Thủy) giúp cho cây cối (Mộc) xanh tươi.. Cây (Mộc) tạo ra lửa (Hỏa) và khi cháy hết sẽ thành tro hoặc đất (Thổ). Trong đất (Thổ) hình thành nên [mỏ quặng] kim loại (Kim) mà khi bị nung chảy thành dạng lỏng như nước (Thủy). Ta gọi vắn tắt là Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy.
Tương khắc
Theo thứ tự Thủy Hỏa Kim Mộc Thổ: Thủy khắc Hỏa (nước dập tắt lửa), nhưng Thủy lại bị Thổ thấm hút và đến lượt Thổ bị Mộc hút kiệt năng lượng nhưng Mộc bị các khí cụ Kim tiêu diệt. Gọi vắn tắt là Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy.
2.1 Ngũ hành tương sinh
Khi nghe nói Ngũ hành tương sinh, ví dụ như Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim thì hiểu nôm na là hành này bồi đắp, nuôi dưỡng cho hành kia được lớn mạnh và phát triển. Chẳng hạn hành Kim nuôi dưỡng và bồi đắp cho hành Thủy lớn mạnh và phát triển, hành Thổ nuôi dưỡng và bồi đắp cho hành Kim lớn mạnh và phát triển.

Lý luận ngũ hành tương sinh:
Để giải thích về ý nghĩa của ngũ hành tương sinh, để dễ hiểu ta có thể giải thích như sau:
- Kim có thể sinh thủy vì kim loại sau khi nóng chảy biến thành thể lỏng. Trong ngũ hành thì thể lỏng thuộc nước cho nên nói được kim sinh thuỷ.
- Thuỷ có thể sinh mộc vì rằng cây cối phải dựa vào nước để duy trì sự sống.
- Mộc có thể sinh Hỏa, trước đây người ta làm bếp củi nấu ăn, lấy cành cây làm củi đốt lửa, cành cây là một phần của cây vì vậy nói được mộc sinh hoả.
- Hỏa có thể sinh thổ vì rằng sau khi dùng lửa để thiêu đốt thì vật chất sẽ biến thành tro bụi, tro bụi rơi vào đất vô hình trung làm cho đất dày lên.
- Thổ có thể sinh kim càng dễ lý giải, kim loại được lấy từ trong đất để luyện nên.
Thế nào là Ngũ Hành tương sinh?
Tương sinh có nghĩa là vật này bồi đắp; nuôi dưỡng cho vật kia lớn mạnh và phát triển, vạn vật nương tựa nhau để cùng sinh trưởng. Tương sinh còn có nghĩa là cùng thúc đẩy, hỗ trợ nhau để sinh trưởng, phát triển. Trong quy luật ngũ hành tương sinh bao gồm hai phương diện; đó là cái sinh ra nó và cái nó sinh ra hay còn được gọi là mẫu và tử.
Để hiểu về ý nghĩa của Ngũ hành Tương sinh, ta có thể giải thích như sau:
- Mộc sinh Hỏa: Hỏa lấy Mộc làm chất liệu để đốt. Mộc cháy hết thì Hỏa sẽ tự tắt.
- Hỏa sinh Thổ: Hỏa sau khi tắt thì vật thể thành tro, tro là Thổ.
- Thổ sinh Kim: Kim giấu trong đá, sau khi luyện chế thì có thể lấy được kim loại.
- Kim sinh Thủy: Kim tan chảy thành dịch thể dưới nhiệt độ cao hoặc nói Thủy cần dùng đồ bằng sắt để khai phá.
- Thủy sinh Mộc: Có Thủy nuôi dưỡng thì Mộc càng có thể phát triển.
Đọc tiếp: Tìm hiểu quy luật ngũ hành tương sinh trong phong thủy
2.2 Ngũ hành tương khắc
Nói đến Ngũ hành tương khắc là nói đến sự xung khắc giữa các hành với nhau, hay gọi đúng tên bản chất của sự tương khắc là hành này khống chế và làm cho hành kia bị suy yếu, hủy diệt.
Nếu Ngũ hành tương sinh được hiểu là sự nuôi dưỡng, bồi đắp của hành này cho hành kia phát triển và lớn mạnh, được coi như là tốt giữa 2 hành đó, thì Ngũ hành tương khắc lại được coi là xấu giữa 2 hành.
Ví dụ: Kim khắc Mộc, có nghĩa Kim khống chế, làm cho Mộc bị suy yếu, hủy diệt; Thủy khắc Hỏa, Thổ khắc Thủy … cũng tương tự như vậy.
Lý luận ngũ hành tương khắc:
Nhắc đến từ khắc là chúng ta có thể tưởng tượng được đây giống như quy luật “Vỏ quýt dày có móng tay nhọn” mà ông bà ta thường nói. Bản chất của sự tương khắc là vật này khống chế và làm cho vật kia suy yếu. Tương khắc có tác dụng duy trì sự cân bằng nhưng nếu thái quá sẽ khiến vạn vật bị suy vong, hủy diệt. Trong quy luật ngũ hành tương khắc bao gồm hai mối quan hệ đó là: cái khắc nó và cái nó khắc.
- Thủy khắc Hỏa: Nước sẽ dập tắt lửa
- Hỏa khắc Kim: Lửa mạnh sẽ nung chảy kim loại
- Kim khắc Mộc: Kim loại được rèn thành dao, kéo để chặt đổ cây.
- Mộc khắc Thổ: Cây hút hết chất dinh dưỡng khiến đất trở nên khô cằn.
- Thổ khắc Thủy: Đất hút nước, có thể ngăn chặn được dòng chảy của nước..
Để giải thích về ý nghĩa của ngũ hành tương khắc, để dễ hiểu ta có thể giải thích như sau:
- Kim có thể khắc mộc, lưỡi rìu có thể chặt được cây, điều này ai cũng biết không cần phải giải thích thêm
- Mộc có thể khắc thổ, rễ cây không ngừng vươn rộng trong lòng đất, điều này cho thấy mộc khắc thổ.
- Thổ có thể khắc thuỷ vì nước dùng đất để ngăn chặn. Nước nhiều có thể dùng đê đập để ngăn chặn, vì vậy nói thổ khắc thuỷ.
- Thuỷ có thể khắc hoả, vì nước dập tắt được lửa.
- Hoả có thể khắc kim vì lửa có thể làm nóng chảy kim loại.
3. Ứng dụng của Ngũ Hành tương sinh – tương khắc.
Không có sinh thì sự vật không thể phát triển, không có khắc thì không thể duy trì sự sống…
3.1 Ứng dụng ngũ hành xem hướng nhà đất
Mệnh Mộc hợp với hướng Đông, Nam và Đông Nam
Mệnh Kim hợp với hướng Tây, Tây Bắc, Đông Bắc và Tây Nam
Mệnh Thủy thuận theo hướng Đông Nam, Bắc và Tây Bắc
Mệnh Hỏa phù hợp nhất hướng chính Nam
Cuối cùng là Mệnh Thổ hợp hướng Đông Bắc và Tây Nam.
3.2 Ứng dụng chọn cây cảnh phong thủy theo ngũ hành
Cây thuộc hành Kim: cây Bạch Mã Hoàng Tử, cây Lan Ý, Cây Ngọc Ngân,…hay những loại cây thuộc hành Thổ vì Thổ sinh Kim.
Cây thuộc hành Thủy: cây Phát Tài Búp Sen, cây Phát Lộc, các cây dòng họ Tùng (cây Thủy Tùng, Tùng Bồng Lai,…),… Chọn thêm những cây thuộc hành Kim sẽ hỗ trợ mang đến tài lộc.
Cây thuộc hành Hỏa: những chậu cây thiên về sắc đỏ sẽ hợp với mệnh Hỏa như cây Trầu bà Đế Vương đỏ, cây đa Búp Đỏ, cây Vạn Lộc,… Những cây thuộc Mộc sẽ gia tăng thêm vượng khí cho gia đình.
Cây thuộc hành Mộc: cây Ngọc Bích, cây Vạn Niên Thanh, cây Trường Sinh,… Những loại cây này rất tốt cho những người thuộc hành Mộc. Có thể chọn thêm những cây thuộc mệnh Thủy.
Cuối cùng là cây thuộc hành Thổ: thích hợp nhất vẫn là cây Lưỡi Hổ Vàng, cây Lan Hồ Điệp hay cây Ngũ Gia Bì,… Lựa chọn thêm cây phong thủy thuộc Hỏa vì Hỏa sinh Thổ.
3.3 Ứng dụng trong việc chọn màu sắc theo ngũ hành là gì?
Ngày nay, trong phong thủy ngũ hành màu sắc luôn được đại đa số mọi người rất quan tâm và rất chú trọng. Màu sắc trong phong thuỷ chủ yếu hướng đến việc cân bằng năng lượng Âm và Dương để đạt đến sự hài hoà lý tưởng. “Để lựa chọn màu sắc hợp với bản mệnh hay không? Hợp với tuổi mình hay không?”
Âm là sắc tối yên tĩnh hấp thu màu và Dương là sắc sáng chuyển động phản ánh màu. Do vậy, màu sắc được vận dụng để tăng cường những yếu tố thuận lợi và hạn chế những điều bất lợi từ môi trường tác động vào ngôi nhà của bạn.”
Nếu bạn là người đang muốn sử dụng màu sắc để điều chỉnh từ trường phong thủy, thì bạn cần phải hiểu ý nghĩa đằng sau của mỗi màu sắc. Năm yếu tố ngũ hành có các thuộc tính khác nhau và màu sắc chúng đại diện là khác nhau sẽ tác động những nguồn năng lượng khác nhau.
Phân chia màu sắc theo ngũ hành
Màu đỏ – hành Hỏa
Màu vàng – hành Thổ
Màu trắng – hành Kim
Màu xanh – hành Mộc
Màu đen – hành Thủy
Những màu sắc càng sáng thì độ “tính dương” càng cao; còn những màu sắc mà càng tối thì “tính âm” càng lớn. Tính “âm dương” thể hiện cụ thể theo chiều tăng giảm dưới đây:
Màu đỏ ( tính + mạnh nhất)
Màu vàng (tính + mạnh)
Màu trắng ( -, + cân bằng)
Màu xanh (tính – nhẹ)
Màu đen ( tính – mạnh)
Đọc tiếp: Giải mã quy luật ngũ hành tương sinh tương khắc trong phong thủy
4. Quy luật Ngũ hành ảnh hưởng tới tính cách con người
4.1 Quy luật ngũ hành với người Mệnh Mộc
Tình tình của người mệnh Mộc là thẳng thắn, có lòng trắc ẩn, từ bi, bình dị, thích giúp đỡ người khác, tính cách khá điềm tĩnh thanh cao. Dạng người này chủ về nhân nghĩa. Mặt mũi thanh tú, dáng cao dong dỏng, sắc mặt trắng xanh, những người có Mộc thịnh đa số là người nhân từ. Nếu Mộc nhiều quá thì tính tình ngang ngạnh, ương bướng. Nếu Mộc quá ít dễ sinh lòng đố kỵ, ghen tuông.
4.2 Người Mệnh Hỏa
Đặc tính của người mệnh Hỏa là nóng nảy, cung kính, khiêm nhường, chất phác thuần hậu. Người này chủ về lễ. Khuôn mặt phía trên nhọn, phía dưới tròn, lỗ mũi hơi lộ, nói năng khá nhanh. Trong lòng có chút nóng vội, sắc mặt lúc xanh lúc đỏ. Nếu Hỏa thái quá thì sắc mặt vàng, người gầy, thường đố kỵ, làm việc có đầu mà không có cuối.

4.3 Quy luật ngũ hành người Mệnh Kim
Người mệnh Kim rất giỏi thay đổi, cái tôi cao, rất trượng nghĩa, có thái độ hành xử đúng mực. Dạng người này chủ về nghĩa. Mặt vuông, sắc trắng, lông mày cao, làm việc quyết đoán. Nếu Kim thái quá sẽ không có lòng nhân nghĩa, tính tham nổi lên, dễ sinh sự với người khác. Nếu Kim quá ít thì thích nghĩ không thích làm, khá keo kiệt.
4.4 Người Mệnh Thủy
Đặc tính của Thủy là nhuận hạ (có khả năng tưới nhuần vạn vật), người này chủ về trí nên là dạng người túc trí đa mưu, có học thức và tầm nhìn xa. Nếu Thủy quá nhiều sẽ sinh ra gian tà giảo hoạt, hay bày trò nham hiểm. Nếu Thủy quá ít thì dáng người nhỏ bé, khá nhát gan.
4.5 Người Mệnh Thổ
Người mệnh Thổ thì phúc hậu chân thành, trong ngoài như một. chủ về tín. Người này vai tròn, lưng rộng, lông mày thanh tú, sắc mặt vàng, tính tình trầm tĩnh, khoan dung với mọi người. Nếu Thổ quá nhiều thì kém thông minh, chậm chạp. Nếu Thổ quá ít thì keo kiệt, bủn xỉn, khó có được sự đồng tình của người khác.
5. Những vấn đề cần lưu ý nếu sử dụng sai Ngũ Hành:
Anh chị có thể tham chiếu thêm các cặp xung khắc và yếu tố trung gian sau đây:
- Kim khắc Mộc: trung gian tương ứng là Thủy
- Mộc khắc Thổ: trung gian tương ứng là Hỏa
- Thổ khắc Thủy: trung gian tương ứng là Kim
- Thủy khắc Hỏa: trung gian tương ứng là Mộc
- Hỏa khắc Kim: trung gian tương ứng là Thổ.
Người mệnh Mộc
Người mạng Mộc có tinh thần vì tha nhân và năng nổ. Là người nhiều ý tưởng, tính cách hướng ngoại của họ được nhiều người thương, giúp. Họ tưởng tượng nhiều hơn thực sự gắn bó với kế hoạch. Tích cực – có bản tính nghệ sĩ, làm việc nhiệt thành. Tiêu cực – thiếu kiên nhẫn, dễ nổi giận; thường bỏ ngang công việc. Vạn vật thuộc mệnh mộc này: Các loài thảo mộc, đồ đạc bằng gỗ, giấy, màu xanh lục, cột trụ, sự trang hoàng, tranh phong cảnh.
Người mệnh Hỏa
Người mạng Hỏa yêu thích hành động và thường nắm vai trò lãnh đạo. Họ lôi kéo người khác; thường là vào rắc rối, vì họ không ưa luật lệ và bất chấp hậu quả. Tích cực – người có óc canh tân, khôi hài và đam mê. Tiêu cực – nóng vội, lợi dụng người khác và không mấy quan tâm đến cảm xúc. Vạn vật thuộc mệnh hỏa này: Hình tượng mặt trời, nến đèn các loại tam giác, màu đỏ, vật dụng thủ công, tranh ảnh về mặt trời / lửa.
Người mệnh Thổ
Người mạng Thổ có tính tương trợ và trung thành. Vì thực tế và kiên trì, họ là chỗ dựa vững chắc trong cơn khủng hoảng. Không những không bị thúc ép bất cứ điều gì nhưng họ lại rất bền bỉ khi giúp người khác. Do kiên nhẫn và vững vàng, họ có một sức mạnh nội tâm. Tích cực – trung thành, nhẫn nại và có thể cậy dựa. Tiêu cực – thành kiến và có khuynh hướng “bới lông tìm vết”. Van vật thuộc mệnh thổ này: Đất sét, gạch, sành sứ, bê tông, đá, hình vuông, màu vàng, cam, nâu.
Người mệnh Kim
Người mạng Kim có tính độc đoán và cương quyết. Họ dốc lòng dốc sức theo đuổi cao vọng. Là những nhà tổ chức giỏi, họ độc lập và vui sướng với thành quả riêng của họ. Tin vào khả năng bản thân nên họ kém linh động mặc dù họ tăng tiến là nhờ vào sự thay đổi. Đây là loại người nghiêm túc và không dễ nhận sự giúp đỡ. Tích cực – mạnh mẽ, có trực giác và lôi cuốn. Tiêu cực – cứng nhắc, sầu muộn và nghiêm nghị. Vạn vật thuộc mệnh kim này: Tất cả các kim loại, hình dáng tròn bầu, mái vòm, vật dụng kim khí, cửa và bậc cửa, đồ dùng nhà bếp, màu trắng, xám, bạc và vàng ươm, tiền đồng Đồng hồ.
Người mệnh Thủy
Người mạng Thủy giao tiếp tốt. Họ có khiếu ngoại giao và tài thuyết phục. Do nhạy cảm với tâm trạng người khác, họ sẵn sàng lắng nghe. Có trực giác tốt và giỏi thương lượng. Uyển chuyển và dễ thích nghi, họ nhìn sự vật theo quan điểm tổng thể. Vạn vật thụôc mệnh thủy này: Sông suối, ao hồ, màu xanh dương và màu đen, gương soi và kính, các đường uốn khúc, đài phun nước..
6. Âm Dương Ngũ Hành là gì
Thuyết Âm Dương Ngũ Hành có nguồn gốc từ Trung Hoa xưa, lần đầu tiên được tìm thấy trong sách “Quốc ngữ”. Theo đó, tài liệu này nhìn nhận rằng tất cả vật chất trong vũ trụ đều mang hai dạng năng lượng: Âm và Dương. Dương khí đại điện cho nguồn năng lượng nóng (nhiệt tình, hân hoan, phấn kích, mạnh mẽ…), âm khí đại diện cho nguồn năng lượng lạnh (lãnh đạm, buồn bã, yếu đuối…). Sự tác động qua lại giữa hai nguồn năng lượng này duy trì trạng thái cân bằng của vạn vật trong vũ trụ.
Khái Niệm Cơ Bản
Âm dương ngũ hành là gì? Âm dương phải được xem xét trong một thể thống nhất, đối lập và liên hệ với nhau. Ví như trời – đất, trời ở trên là dương, đất ở dưới là âm, nếu không có trời thì cũng không có đất.
– Phương pháp phân thuộc tính âm dương
+ Dương: trên, ngoài, sáng, mùa xuân hạ, ôn nhiệt, can táo, nhẹ, thượng thăng, động, hưng phấn.
+ Âm: dưới, trong, tối, mùa thu đông, hàn lương, thấp nhuận, nặng, hạ giáng, tĩnh, ức chế.
Việc vận dụng thuyết Âm Dương vào trong đời sống đánh dấu một bước phát triển mới trong tư duy nhân loại của khoa học phương Đông, nhằm giải thoát con người khỏi sự khống chế của khái niệm thượng đề, quỷ thần. Vì vậy, việc thấu đạt học thuyết Âm Dương Ngũ Thần là điều kiện tiên quyết để lý giải màu sắc của triết học phương Đông.

Quy luật cơ bản của học thuyết âm dương
Âm dương đối lập
Hai mặt âm dương của sự vật – hiện tượng trong giới tự nhiên về tính chất là hoàn toàn tương phản.
Ví dụ: Như là trời đất, trong ngoài, động tĩnh… cho thấy âm dương là tương hỗ đối lập; không thể phân cách được, tồn tại phổ biến trong các sự vật hiện tượng.
Âm dương hỗ căn
– Hai mặt âm dương là tương hỗ đối lập,;là tương hỗ tồn tại, bất kỳ một sự vật hiện tượng nào đó đều không thể tách khỏi sự vật hiện tượng khác để độc lập tồn tại; vì tồn tại trong phương diện này lại là tiền đề cho tồn tại của phương diện khác.
Ví như nóng là dương; lạnh là âm, không có nóng thì không có lạnh.Ví dụ nhiệt độ của nước là 300c và 15oc; tương đối mà nói, 30oc là nóng thuộc dương, 15oc là mát thuộc âm. Nhưng 15oc-4oc tương đối mà nói, 15oc là nóng thuộc dương, 4oc là mát thuộc âm. Như vậy 15oc có nóng mát âm dương, nên âm dương hai mặt mang tính không thể phân chia.
Âm dương tiêu trưởng
Âm dương không phải là trạng thái tĩnh tại mà là trạng thái vận động biên hoá: “âm tiêu dương trưởng“, hoặc “ dương tiêu âm trưởng”; trong một hạn độ – thời gian nhất định luôn duy trì động thái bình hằng tương đối.
Âm dương chuyển hoá
– Âm dương đối lập trong một điều kiện nhất định; có thể tương hỗ chuyển hoá: âm chuyển thành dương, dương chuyển thành âm.
– Âm dương phát triển đến một trình độ nhất định nhất định nào đó, YHCT gọi là “ cực “
Ví như: “ nhiệt cực sinh hàn “, “ hàn cực sinh nhiệt “, thì sẽ phát sinh chuyển hoá.
Quy luật chế hoá
Quy luật chế hóa được trong âm dương ngũ hành được hiểu là quy luật hoạt động của cơ chế tương sinh; và tương khắc trong một thể thống nhất mà vẫn đảm bảo duy trì được sự cân bằng.
Lấy ví dụ cho ba Hành: Hỏa, Kim, Thủy. Vòng tròn tương sinh, tương khắc tương tác qua lại giữa 3 Hành là Hỏa khắc Kim, Kim sinh Thủy, Thủy khắc Hỏa. Quy luật chế hóa sẽ được diễn giải như sau: Hỏa khắc Kim nhưng nếu khắc nhiều quá; Kim sẽ sinh Thủy và Thủy sẽ khắc chế lại Hỏa. Do đó, nguồn năng lượng giữa 3 Hành tự thân được cân bằng. Sự cân bằng giữa các Hành là điều kiện để duy trì sự ổn định của vạn vật.
Tham khảo thêm: Ngũ hành tương sinh kim mộc thủy hỏa thổ