Ngày 15/1 hay còn gọi là ngày rằm tháng Giêng là một trong những ngày rất quan trọng theo lịch âm của người châu Á. Có nơi thậm chí còn quan niệm “Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng”. Ở Trung Quốc, ngày này người ta tổ chức Lễ hội đèn lồng để chính thức kết thúc những ngày Tết nguyên đán. Cùng Thiên Mộc Hương tìm hiểu những điều kiêng kỵ không nên làm trong ngày Rằm tháng Giêng nhé.
I. Rằm Tháng Giêng và những điều kiêng kỵ
1. Ý nghĩa ngày Rằm tháng Giêng?
Rằm tháng Giêng còn gọi là tết Nguyên Tiêu, tết Thượng Nguyên, tết Trạng Nguyên…có ý nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới. Tết này có nguồn gốc từ Trung Quốc. Sau nhiều thời gian, tết này được bổ sung thêm các yếu tố văn hóa Đông Á. Nên nguồn gốc có thể được lý giải theo nhiều cách khác nhau. Trong văn hóa dân gian VIệt Nam, đây được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Cho nên ông bà ta vẫn cứ bảo nhau rằng “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”.
Ngày nay, đêm Rằm tháng Giêng đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa truyền thống của dân tộc, thấm đẫm chất nhân văn ở cả thành thị lẫn nông thôn. Vào ngày này, mọi nhà đều chuẩn bị làm lễ cúng tươm tất, chu đáo. Cũng như chăm làm việc thiện và tránh làm những điều kiêng kỵ với mong muốn cầu một năm mới bình an, may mắn.
2. Mâm cúng rằm tháng Giêng cần chuẩn bị những gì?
Vào ngày rằm tháng Giêng người miền Bắc thường nấu mâm cúng từ nhà mang đến chùa lễ Phật. Cầu một năm nhiều may mắn, phước lành. Mâm lễ của người miền Bắc thường có chuối, xôi, oản, trái cây. Còn người miền Nam cúng xôi chè, bánh ít, bánh cúng. Hoặc nhiều vùng vẫn gói bánh tét trong ngày này để mang đi lễ chùa.
Dù cúng chay hay mặn thì phải có đầy đủ trái cây, chè xôi, đèn ở bàn Phật và Bồ Tát. Bàn thứ hai cúng thần thì ngoài đầy đủ như bàn Phật. còn có thêm cau trầu, rượu mâm cơm. Bàn thứ 3 cúng âm linh cô hồn nên bắt buộc có giấy tiền vàng bạc, muối, gạo, bánh trái, xôi, chè, cơm, canh… Càng nhiều thứ càng tốt, đặc biệt là phải có cúng cháo trắng loãng.
3. Những điều kiêng kỵ ngày Rằm
3.1 Không sát sinh
Sát sinh là một trong những điều kiêng kỵ nhất của người Việt Nam vào ngày Rằm tháng Giêng để tránh việc tài vận bị suy giảm, hay gặp tai nạn, bệnh tật. Vậy nên vào dịp này, đa phần mọi người sẽ ăn chay, đi chùa để cầu bình an gia đình.
3.2 Kiêng câu cá ngày trăng tròn
Theo những điều kiêng kỵ trong tâm linh của người Việt, hành động câu cá vào ngày rằm sẽ mang lại cho người đó vận hạn đen đủi. Chính vì điều này, vào ngày rằm người ta thường không đi câu cá. Mọi người nên lưu ý kẻo lại rước tai họa vào nhà nhé.
3.3 Kiêng quan hệ nam nữ
Trong ngày Tết, mùng 1, ngày rằm, người phương Đông có quan niệm kiêng khem, tránh việc gần gũi nam nữ. Bởi lẽ, theo quan niệm cổ xưa, việc quan hệ nam nữ vào những ngày này sẽ dẫn đến những điều vận hạn đen đủi, không may mắn, thậm chí là đại hạn.
3.4 Những điều kiêng kỵ cần tránh cắt tóc vào ngày mùng 1
Một số người vẫn thường ngại ngùng khi phải cắt tóc vào sáng ngày mùng Một âm lịch đầu tháng. Bởi họ sợ nếu cắt tóc thì tài lộc sẽ tiêu hao suốt cả tháng đó. Theo quan điểm tâm linh của người Việt, tóc là bộ phận quan trọng của con người, vì vậy họ không muốn cắt bỏ những gì thuộc về cơ thể là quan trọng trong ngày đầu tháng. Có thể khiến cho ta gặp những chuyện không suôn sẻ, đen đủi, dễ bị đau ốm không khỏi.
3.5 Không văng tục, chửi bậy
Theo quan niệm nhà Phật, văng tục, chửi bậy, nói xấu người khác là những điều kiêng kỵ nhất vào ngày Rằm tháng Giêng sẽ khiến cả năm đầy chuyện thị phi, rắc rối, vận xui sẽ đeo bám từ công việc, cuộc sống, học hành. Vì vậy, trong ngày này cần điềm tĩnh, tránh mọi thị phi và cẩn thận lời ăn tiếng nói.
3.6 Kiêng mặc đồ trắng và đen
Trắng và đen là hai màu liên quan đến người đã khuất nên sẽ mang lại nhiều vận xui, làm việc gì cũng không thành. Do đó, bạn nên tránh mặc 2 màu này vào ngày Rằm đầu năm.
3.7 Không làm đổ vỡ đồ dùng
Ông bà ta quan niệm đầu tháng mà đổ vỡ đồ dùng trong nhà như bát đĩa, ấm chén, gương là điều không tốt. Từ vỡ, bể là những từ tạo nên sự chia cắt, đứt lìa trong gia đình. Vì thế, trong ngày đầu tháng không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén, cãi nhau, chửi nhau. Kiêng những điều không vui xảy ra với gia đình.

3.8 Kiêng vay mượn tiền, xuất tiền của
Vào ngày đầu tháng, mọi người thường kiêng kỵ xuất tiền của vì sợ bị “dông” cả tháng. Tương tự như vậy, dân gian kiêng đi vay mượn, đi trả nợ.
3.9 Không chải tóc, soi gương lúc nửa đêm
Đối với ngày rằm tháng Giêng càng phải hết sức thận trọng trong việc chải tóc, soi gương. Các cụ quan niệm đó là thời khắc giao thời của âm và dương. Khi chải tóc mà tóc rụng ra sẽ không tốt cho phần dương khí của người chải tóc.
3.10 Những điều kiêng kỵ cần tránh đi thăm phụ nữ đẻ
Do quan niệm dân gian “Sinh dữ tử lành” nên nếu đầu tháng mà đi thăm gái đẻ sẽ bị coi là dông, bị vận xui đeo bám cả tháng. Nên các cụ vẫn kiêng kỵ điều này và đến tận bây giờ tục lễ này vẫn còn quan tâm.
II. Lựa chọn nhang trầm hương Thiên Mộc Hương cho ngày Rằm
