Đức Phật xếp Tôn giả A Nan Đà vào hàng các đại đệ tử vì các điểm đặc biệt. Đó là: “Sức học uyên thâm, trí nhớ vô cùng đúng, kiên trì chuyên chú cần mẫn, và khéo biết ý Phật”. Những bộ Kinh ngày nay chúng ta được đọc là do sự đóng góp của Ngài và năm trăm vị Thánh Tăng thời ấy đọc lại thành Kinh sau khi đức Phật nhập Niết-bàn chừng ba bốn tháng. Mặc dù là thị giả kề cận bên Đức Phật Thích Ca Mâu Ni hằng ngày. Nhưng Tôn giả A Nan Đà (A-Nan) là người chứng quả A-La-Hán rất muộn. Mãi sau khi Đức Phật đã nhập Niết bàn.

1. Tôn giả A Nan Đà là ai?

Tôn giả A Nan Đà, là dòng dõi hoàng tộc, con người chú ruột của Thái tử Sĩ Đạt Ta. Tức là em họ của đức Phật. Tôn giả A nan Đà là bậc kỳ tài hiếm có trên thế gian này. Vì Ngài có một bộ óc siêu phàm tuyệt vời. Ngài nhớ được tất cả những lời đức Phật giảng dạy hàng ngày mà Ngài đã được nghe trong suốt thời gian hai mươi lăm năm làm Thị-giả cho đức Phật.

Đức Phật xếp Tôn giả A Nan Đà vào hàng các đại đệ tử vì các điểm đặc biệt. Đó là: “Sức học uyên thâm, trí nhớ vô cùng đúng, kiên trì chuyên chú cần mẫn và khéo biết ý Phật”. Những bộ Kinh ngày nay chúng ta được đọc là do sự đóng góp của Ngài và năm trăm vị Thánh Tăng thời ấy đọc lại thành Kinh sau khi đức Phật nhập Niết-bàn chừng ba bốn tháng.

Lời Phật dạy về cuộc sống đáng suy ngẫm
Lời Phật dạy về cuộc sống đáng suy ngẫm

2. Nguyên nhân Tôn giả A Nan Đà đắc Thánh quả muộn

Vì sao với những điều kiện thuận lợi hơn hẳn các Tôn giả khác mà A-Nan lại chứng đắc muộn? Không ít người đọc Kinh sách đã rất thắc mắc điều này.

2.1 Nguyên nhân thứ nhất

Thật ra, chuyện gì thì cũng có lý do rõ ràng của nó. Nếu tìm hiểu kỹ về đức Tôn giả A Nan Đà thì sẽ thấy. Sở dĩ A Nan chứng đắc muộn, thứ nhất là vì Ngài chú trọng pháp học – đa văn hơn là pháp hành.

A Nan muốn nghe và ghi nhớ hết tất cả những lời dạy của đức Phật dạy. Ngay cả khi được đức Phật chọn làm thị giả. Ngài A-Nan cũng đưa ra thỉnh nguyện với Phật trước khi nhận lời. Phật phải hoan hỷ lập lại bài Pháp mà Phật đã giảng trong lúc A-Nan không có mặt. Nhờ phước báo trí nhớ siêu phàm. A-Nan có thể nhớ không sai sót một bài pháp nào. Thế nhưng, Ngài không liễu ngộ được những pháp ấy để vận dụng vào con đường tu học của mình. Cho nên dù ghi nhớ hàng vạn bài pháp nhưng A-Nan cũng chưa thể đắc Thánh quả.

Trái lại, trong Kinh có ghi. Có những người, chỉ là người bình thường chứ không phải hàng tu sĩ nhưng sau khi được nghe một bài Pháp duy nhất từ Đức Phật. Họ đã có thể đại ngộ và đắc quả A-La-Hán ngay tức khắc.

2.2 Nguyên nhân thứ hai

Thứ hai là vì tâm thương kính đức Phật quá mức của Tôn giả A Nan. Suốt 20 năm làm thị giả, Ngài A Nan tận tụy chăm sóc, phục vụ cho đức Phật không mệt mỏi. Hạnh nguyện lợi tha (vì người) của A-Nan rất lớn nhưng tự lợi (vì mình) thì chưa đúng nghĩa của một Tỳ Kheo. Hay nói dễ hiểu là với vai trò của một thị giả, A-Nan có quá nhiều việc phải lo cho Phật từ đối nội, đối ngoại đến việc chăm sóc cho đức Phật hằng ngày.

Trong kinh, Đức Phật đã từng xác nhận. Từ quá khứ vị lai đến hiện tại. Nếu như có một Thị giả nào giỏi thì cũng chỉ bằng với Tôn giả A-Nan chứ không thể hơn. Có thể nói, trong suốt thời gian làm Thị giả cho Phật. Tôn giả A Nan Đà hết lòng tận tụy phụng sự vì Phật và vì chúng sinh.

Cũng chính vì vậy, A-Nan có ít thời gian chú trọng pháp hành. Ông chú trọng đến việc tu tập làm sao để chứng đắc Thánh quả. Mãi đến khi Đức Phật nhập Niết Bàn, A-Nan mới bắt đầu thấy tủi thân và trăn trở khôn nguôi vì điều đó.

Nguyên nhân Tôn giả A Nan Đà đắc Thánh quả muộn
Nguyên nhân Tôn giả A Nan Đà đắc Thánh quả muộn

2.3 Câu chuyện thú vị sau đó

Bốn tháng sau khi Đức Phật nhập Niết bàn. Trong khi các Thánh tăng tụ họp trong động để kết tập Kinh điển lần thứ nhất. Tôn giả A-Nan không được vào vì nguyên tắc chỉ có hàng Thánh Tăng mới đủ tư cách. Khi ấy, Tôn giả A Nan Đà ở bên ngoài cảm thấy tủi hổ vô cùng vì thân phận là Thị giả hầu cạnh Phật. Có trí nhớ siêu phàm nhưng chưa thể chứng quả Thánh. Cũng không được tham dự kết tập Kinh điển. Tôn giả không dằn lòng hối thúc tu hành nên gõ cửa động cầu cứu Thánh Tăng Đại Ca Diếp.

Bên ngoài, Tôn giả A-Nan hỏi lớn rằng. Trong khi đức Thế Tôn phó chúc và truyền áo Cà sa Kim Lư cho Tôn huynh, vậy đức Thế Tôn còn truyền pháp gì riêng cho Tôn huynh nữa hay không? Tôn giả Đại-Ca-Diếp liền cất tiếng nói lớn vọng ra rằng: – Cây trụ cờ phướn trước cửa đổ rồi!

Tôn giả A Nan Đà không hiểu Tôn giả Ca-Diếp nói thế với ý nghĩa gì, tại sao lại nói cây trụ cờ phướn đổ rồi trong khi cây trụ cờ phướn thực tế thì không đổ?! Tôn giả A-Nan thắc mắc nhưng không được Đại-Ca-Diếp lý giải.

7 ngày 7 đêm sau đó, Tôn giả A-Nan vẫn còn thắc mắc mê man điều đó, trong khi Tôn giả đang nghiêng mình nằm xuống về phía bên tay phải, thì đột nhiên giác ngộ, tâm tánh trở nên sáng suốt vô cùng. Và A-Nan chính thức chứng quả vị Thánh từ đó. Ngay sau đó A-Nan liền đến động và tham gia cùng 500 vị Thánh Tăng kết tập Kinh điển. (Trong phạm vi bài này, xin phép chưa bàn đến việc Tôn giả A-Nan đã giác ngộ điều gì). 

2.4 Bài học rút ra

Qua câu chuyện chứng ngộ của Tôn giả A-Nan. Chúng ta có thể rút ra một bài học tuy đơn giản nhưng lại vô cùng sâu sắc rằng: Học phải đi đôi với hành. Đó cũng chính là điều mà ông bà ta từ ngàn xưa đã đúc kết và dạy lại cho con cháu lâu nay.

3. Thiếu nữ ái mộ, bỏ bùa Tôn giả A Nan Đà, Đức Phật Thích Ca đã hành xử ra sao?

3.1 Lần đầu Tôn giả A Nan Đà gặp thiếu nữ

Trong số những tỳ kheo của Phật Thích Ca thì Tôn Giả A Nan là người có tướng mạo khôi ngô tuấn tú nhất. Không những vậy Tôn Giả A Nan lại là người thông minh sáng dạ. Lời mà Phật Thích Ca giảng Pháp qua nghe một lần là nhớ. Hơn nữa, tính tình ông cung kính khiêm nhường, hiểu sâu Phật lý. Cũng chính vì vậy mà Tôn Giả A Nan có ảnh hưởng rất lớn trong giáo đoàn.

Một lần A Nan đi khất thực. Trên đường về đi qua một thôn làng nhỏ, đương lúc khát nước lại thấy một cô thiếu nữ đang múc nước ở cái giếng nhỏ bên đường. Tôn Giả A Nan bước đến xin khất thực một ngụm nước uống cho khỏi khát. Ông bèn nói: “Thưa cô, xin cô vui lòng cho tôi một gáo nước“. 

Cô nhìn lại trang phục của mình thì tự lấy làm xấu hổ nên nói: “Bạch Đại Đức, con vốn thuộc dòng hạ tiện nên không có tư cách để dâng nước cúng dường Đại Đức, như vậy sẽ làm hạ thấp đi thân phận vương giả xuất gia cao quý của ngài”.

Tôn Giả A Nan nghe vậy liền nói: “Cô đừng nghĩ như vậy, tôi nay đã là một sa môn, trong mắt người tu hành, mọi người đều bình đẳng như nhau. Trong lòng tôi, không hề có sự phân biệt người vương giả. Hay kẻ bần nông. Hiện giờ tôi rất khát nước, xin cô vui lòng cho tôi xin một gáo”.

Cô gái nghe thế thì lòng rất vui, liền dùng hai tay dâng nước cúng dường cho Tôn Giả A Nan. Tôn Giả A Nan khiêm nhường, lễ phép nhận nước từ cô gái, uống xong rồi nhẹ nhàng cảm tạ. Cô gái cảm động, đưa mắt nhìn theo bóng dáng Tôn Giả A Nan xa dần theo bóng chiều tà.

3.2 Lòng thiếu nữ khởi lên lòng nhớ nhung

Cũng bắt đầu từ đó, trong lòng cô khởi lên một niềm nhớ nhung. Cô chìm đắm trong ưu tư, ủ dột, dáng người hao gầy. Mẹ cô thấy bộ dạng con gái mình cả ngày buồn bã không thôi. Nên mới hỏi chuyện con gái xem rốt cuộc là có chuyện gì. Cô gái biết là không thể giấu được mẹ nên đành kể lại sự việc mấy hôm trước cúng dường cho Tôn Giả A Nan ở bên giếng nước: “Tuy chỉ gặp một lần mà sự khôi ngô tuấn tú điềm đạm cùng với thái độ cung kính khiêm nhường, từ bi của Tôn Giả A Nan làm cho con giờ đây lòng đêm nhung ngày nhớ chẳng thể nào quên“.

Mẹ cô gái nghe xong nói: “Trên đời này có hai loại người con không thể nào có được, một là người thuộc dòng dõi vương giả, hai là người xuất gia đoạn dục. Nghe nói Phật là bậc thánh giả cao sang, đệ tử của ngài đều đoạn bỏ ái tình. Mẹ thấy con mộng tưởng như vậy thật là không có cách nào làm được”.

Cô gái đáp: “Sự việc thế gian con người, tất cả đều từ nỗ lực mà có, nếu không có được Tôn giả A Nan Đà con cũng sống không được. Vậy sao không tự mình tìm cách để có được ái tình của mình”?

Mẹ cô gái vì quá thương con. Không có cách nào nên đành tìm một thầy pháp sư xin câu thuật chú để làm mê muội Tôn Giả A Nan, khiến cho trí huệ của A Nan không còn như trước. Không biết thuật chú có linh nghiệm hay không. Nhưng từ hôm đó, cô gái ngày ngày trang điểm xinh đẹp đứng đợi Tôn Giả A Nan đi qua, miệng mỉm cười, tâm đọc thuật chú, tay vẫy chào Tôn Giả A Nan. Tôn Giả A Nan từ trong tịnh xá đi ra, vừa nhìn thấy cô gái liền nhận ra ngay đây là cô gái bên bờ giếng hôm trước.

3.3 Lần gặp lại nhau

Cô gái lễ phép tiến lại gần chào hỏi, Tôn Giả A Nan nhận ra ngay dụng tâm của cô gái muốn dùng sắc đẹp để thu hút tình cảm của mình. Ông Tôn Giả A Nan lập tức khởi lên trí huệ của mình. Đồng thời cảm nhận được Phật quang phổ chiếu, bao quanh thân thể của mình nên quay về tịnh xá. Cô gái thấy vậy liền dùng thuật chú để huỷ hoại trí huệ của Tôn Giả A Nan. Nhưng Phật quang của Phật Thích Ca liền bao bọc lấy thân thể của Tôn Giả A Nan không cho tà ác xâm nhập. Khiến cho câu thuật chú của cô gái không thể khởi được tác dụng.

Thật trùng hợp thay, sang ngày hôm sau, lại đúng là ngày 15/4. Là ngày Phật Thích Ca quy định bắt đầu ngày đầu tiên mùa an cư từ ngày 15/4 đến ngày 15/7. Trong khoảng thời gian này, đệ tử của Phật Thích Ca sẽ không rời tịnh xá đi khất thực. Cô gái đau lòng sốt ruột vì không thể gặp được Tôn Giả A Nan. Đành phải kiên nhẫn chờ đợi ngày Tôn Giả A Nan bước ra. Khi Tôn Giả A Nan vừa bước ra. Cô gái vội vàng chạy lại quỳ dưới chân mà nói: “Tôn Giả A Nan, không có người, nhật nguyệt không có ánh quang, không có người, cuộc đời tôi không còn ý nghĩa, tôi nguyện đem trái tim này dâng hiến cho người“.

Thiếu nữ ái mộ, bỏ bùa Tôn giả A Nan Đà, Đức Phật Thích Ca đã hành xử ra sao?
Thiếu nữ ái mộ, bỏ bùa Tôn giả A Nan Đà, Đức Phật Thích Ca đã hành xử ra sao?

 

Tôn Giả A Nan nghe thấy cô gái nói vậy thì từ bi nói: “Cô đứng dậy, chúng ta cùng đi gặp Phật Thích Ca, ngài sẽ làm chủ cho chúng ta”. Cô gái tưởng Tôn Giả A Nan đã đổi ý thay lòng. Muốn cùng mình nên duyên trong lòng tràn ngập niềm vui.

3.4 Tôn Giả A Nan và thiếu nữ đến gặp Phật Thích Ca

Phật Thích Ca nhìn cô gái rồi nói: “Con thực sự muốn cùng A Nan chung sống phải không?”. Cô gái ôm hai tay trước ngực, cúi đầu đáp: “Thưa vâng“. Phật Thích Ca nói: “A Nan là một tỳ kheo xuất gia, con nên xuất gia một lần. Hơn nữa cần phải tu hành tinh tấn, đợi đến khi đạo tâm của con tương đồngA Nan. Ta sẽ cử hành hôn lễ cho con”.

Cô gái chỉ muốn được làm vợ của Tôn giả A Nan Đà. Nay lại nghe được lời này của Phật Thích Ca nên lập tức vui vẻ nhận lời mọi yêu cầu. Chỉ cần có thể được làm vợ A Nan là được. Cô gái xuống tóc, gia nhập vào nữ đoàn ngày ngày tinh tấn tu hành, làm theo lời Phật dạy. Cô bắt đầu thấy hối hận về về dục vọng bất thiện của bản thân, mê mờ vào tình ái với Tôn giả A Nan Đà. 

Tâm tính của cô mỗi ngày thay đổi, thanh tĩnh hơn cùng với sự tinh tấn tu hành. Đối với Pháp lý mà Phật giảng cũng ngày càng lĩnh ngộ nhiều hơn. Rồi một ngày, trong lúc tĩnh tâm thiền định, cô mới nhìn lại tình yêu của mình. Phật thường giảng ngũ dục là cội nguồn của mọi đau khổ thế gian. Chỉ có buông có dục niệm, nội tâm mới có thể thanh tịnh, cuộc sống mới có thể an lành.

Phật Thích Ca nghe xong cười nói: “Tốt, ta sớm đã biết con sẽ có ngày lĩnh ngộ như hôm nay, căn cơ của con rất tốt, hãy tinh tấn tu hành”.

Xem thêm: Phổ Hiền Bồ Tát là ai? Hình tượng của Bồ Tát là gì?

Trả lời

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.